Keo Hotmelt
Liên hệ
Ngoại quan: dạng hạt, màu vàng sáng, màu trắng (tùy mục đích sử dụng)
Ứng dụng: Keo hotmelt (dùng cho máy tự động + máy bán tự động)
Keo Hotmelt (Keo Nhiệt)
Ngoại quan: dạng hạt, màu vàng sáng, màu trắng (tùy mục đích sử dụng)
* Hàm lượng rắn : 100 % EVA
* Nhiệt độ sử dụng : khoãng 150 - 180 º C ( sử dụng máy nhiệt hoặc thiết bị nhiệt )
* Quy cách bao bì : hotmelt dạng hạt : 25 kg / bao
* Sử dụng:
- Trong ngành thực phẩm : dán ống hút-hộp giấy , dán hộp giấy
- Trong sản xuất bao bì giấy : dán bao bì chịu lực như hợp giấy , thùng giấy chịu lực, opp -opp, giấy - giấy, opp - giấy, đóng bìa sách...
- Trong ngành chế biến gổ : dán -định vị ray trượt của tủ ,bàn , dán chỉ cạnh bàn
Keo nhiệt hay còn gọi là keo hotmelt, là một lọai chất kết dính gốc nhựa nhiệt dẻo. Thông thường, nhựa nhiệt dẻo không có khả năng kết dính cao, tuy nhiên, việc thêm vào các chất phụ gia (như: sáp, chất ổn định, chất tạo dính, chất chống oxy hóa…) để tinh chỉnh độ dính, đã tạo ra nhiều loại keo có độ dính tốt cho từng ứng dụng cụ thể. Keo nhiệt được cung cấp ở dạng rắn với nhiều hình dạng (thanh tròn, hạt, bột, viên, khối…) khác nhau, và có thể sử dụng bằng nhiều cách khác nhau (như súng phun keo họat động theo nguyên lý thủy lực khí nén, điều khiển bằng điện, dạng trục lăn, hay bằng các thiết bị chuyên dùng).
Keo nhiệt được đốt nóng đến trạng thái chảy lỏng và ứng dụng dán bằng thiết bị tự động hay thủ công bởi người sử dụng, và khi nguội lại sẽ trở về trạng thái rắn và dán chắc giữa 2 vật liệu cần dán.
Keo nhiệt không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, công nghiệp như:
- Ngành In ấn bao bì,
- Lăp ráp, ôtô, đồ nội thất,
- Giầy dép, may mặt
- Băng tã
mà còn dùng trong các ngành thương mại, dân dụng và các ứng dụng trong nhà.
Trong công nghiệp, keo nhiệt còn đạt được một số ưu điểm khác so với keo dung môi. Các hợp chất hữu cơ dể bay hơi (dung môi) không cần sử dụng, các hệ thống sây khô cũng được lọai bỏ. Điều này làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao năng suất sản xuất. Keo nóng còn không bị giảm độ dày lớp keo trong quá trình dán, khác với keo nước hay keo dung môi, độ dày của lớp keo dán sẽ giảm từ 50% đến 70% sau quá trình sấy khô.
Ngòai ra, keo nóng còn có hạn sử dụng lâu (ít nhất 2 năm) và thường không cần các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi lưu kho hay xử lý. Bên cạnh các ưu điểm, keo nhiệt vẫn có những hạn chế nhất định như nhạy cảm với thời tiết (độ kết dính giảm khi nhiệt độ quá cao hay thấp so với khỏan nhiệt độ họat động) hay khả năng kháng hóa chất kém…. Tuy vậy, các hạn chế này cũng đã và đang được khắc phục bằng cách sử dụng các dạng keo nhiệt phản ứng (ví dụ như phản ứng bởi độ ẩm hay xử lý bằng tia cực tím)