Keo dán công nghiệp là gì?

Keo dán công nghiệp – Tác dụng và các loại keo dán công nghiệp phổ biến

Keo dán công nghiệp là một trong số những sản phẩm keo dán được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Keo dán công nghiệp với nhiều công năng khác nhau và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Loại keo này có thể tương thích, phù hợp với tất cả bề mặt vật liệu cần liên kết. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm keo dán công nghiệp, phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những chức năng và các loại keo dán công nghiệp phổ biến nhất.

Các loại keo dán công nghiệp phổ biến hiện nay

I. Tìm hiểu về keo công nghiệp
1. Keo dán công nghiệp là gì?
Keo dán công nghiệp được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực sản xuất và công nghiệp hiện nay. Đây là sản phẩm dung dịch hóa học, được tồn tại dưới dạng keo lỏng của các polime có chức năng tạo màng. Khi keo khô thì sẽ tạo thành dạng đông cứng có khả năng liên kết các bề mặt vật liệu lại với nhau. Tùy vào từng sản phẩm keo dán công nghiệp khác nhau mà sẽ có những đặc tính và thành phần khác nhau.

Những đặc tính cơ bản của dòng keo công nghiệp:

- Có khả năng chịu nhiệt và chịu ẩm tốt, có thể tồn tại trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Keo có thời gian đông cứng rất nhanh so với những loại keo khác, tạo sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian khi thi công công trình.
- Keo dán công nghiệp được xem như lớp chống rung lý tưởng.
- Thành phần keo bền bỉ, giúp tạo thời gian sử dụng lâu bền hơn cho các mối keo.
- Các thành phần có trong keo cực kỳ an toàn và không gây hại đến sức khỏe người sử dụng.
2. Bảng thành phần chung của keo dán công nghiệp
Những thành phần cơ bản có trong tất cả các sản phẩm keo dán công nghiệp hiện nay:
Chất tạo màng: đây là thành phần chính của loại keo dán này. Là hợp chất quyết định tính cố kết, tính bám dính và những đặc tính lý hóa cơ bản của mối keo dán.
Dung môi: công dụng chính của dung môi là hòa tan chất tạo màng của keo. Ngoài ra còn có tác dụng làm giảm độ nhớt của keo như xăng, cồn, benzen, aceton,…
Chất đông cứng và chất xúc tác đông cứng: có tác dụng làm cho keo có dạng màng chuyển thành dạng đông cứng ổn định hơn. Lúc này keo từ dạng mạch thẳng được chuyển sang dạng lưới, từ đó độ bền và tính ổn định nhiệt cũng được gia tăng hơn.
Chất làm dẻo: giúp tăng tính đàn hồi và làm giảm độ co dãn và độ cứng bên trong khi keo bị đông cứng.
Chất độn: có khả năng làm giảm độ co của màng keo và giảm sự trơn trượt giữa bề mặt của vật liệu. Ngoài ra còn giúp tăng độ bền và độ chính xác của mối dán.

II. Phân loại các loại keo dán công nghiệp
1. Phân loại theo nguồn gốc
Theo nguồn gốc thì keo dán công nghiệp gồm có hai loại sau đây:
Keo dán tự nhiên: là loại keo được tạo nên từ các chất hữu cơ tự nhiên, ví dụ như tinh bột thực vật, nhựa cây tự nhiên hoặc động vật. Loại keo này được tạo ra từ hàng trăm triệu năm, và có một số loại keo vẫn được sử dụng đến tận bây giờ.
Keo tổng hợp: là sản phẩm keo được tổng hợp dựa trên các chất nhiệt dẻo, chất đàn hồi, nhũ tương và nhựa nhiệt đóng rắn. Có thể kể đến một số loại keo tổng hợp như: keo epoxy, cyanoacrylate, polyurethane và acrylic polymer… Keo dán tổng hợp được sử dụng rất nhiều hiện nay ở mọi lĩnh vực cuộc sống.
2. Phân loại theo phản ứng keo
2.1 Keo dán vật lý
Keo dán vật lý gồm có những loại keo sau đây:
Keo sấy khô: keo sấy khô chính là keo dung môi và keo phân tán polymer. Keo dung môi là hỗn hợp các polime được hòa tan trong dung môi, đợi khi dung môi bốc hơi hết thì keo sẽ khô lại. Còn keo phân tán polyme chính là các chất màu trắng sữa, dòng keo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Keo dán tiếp xúc: là loại keo đặc biệt, được sử dụng trong các trường hợp cần liên kết siêu bền.
Keo dán nhạy cảm với áp lực: là loại keo có sử dụng áp suất để liên kết keo dính với bề mặt vật liệu cần kết dính.
Keo dán nhiệt: là keo nhựa nhiệt chảy được dùng ở dạng nóng chảy. Khi được làm mát thì keo sẽ đông cứng lại và liên kết bề mặt vật liệu.
2.2 Keo dán hóa học
Keo dán hóa học gồm:
Keo dán đa thành phần: là loại keo dán được tạo thành bằng cách trộn hai hay nhiều thành phần khác với nhau.
Keo kỵ khí: có khả năng khô rất nhanh khi tiếp xúc với các ion kim loại.
Keo dán một thành phần: keo dán được tạo nên từ một thành phần duy nhất.

III. Các loại keo dán công nghiệp phổ biến
1. Keo dán Titebond
Keo dán Titebond là sản phẩm keo dán gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đây là sản phẩm keo dán công nghiệp đa năng có thể sử dụng ở nhiều bề mặt vật liệu khác nhau và sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.
Keo dán Titebond với khả năng bám dính tốt, độ bền cao, có khả năng liên kết được nhiều bề mặt vật liệu. Ngoài ra keo còn có khả năng chịu nhiệt, chống thấm nước vô cùng tốt. Có thể sử dụng keo cho các sản phẩm ở cả trong nhà hay ngoài trời. Sản phẩm đã được cục FDA của Mỹ kiểm định về chất lượng một cách nghiêm ngặt. Chính vì thế sản phẩm rất an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.
2. Keo dán Epoxy
Keo dán Epoxy cũng là sản phẩm keo dán công nghiệp được sử dụng rất nhiều bên cạnh dòng keo Titebond. Keo dán này cũng có rất nhiều ưu điểm vượt trội và có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Loại keo này được sử dụng nhiều trong những mục đích yêu cầu kỹ thuật và chất lượng cao. Keo có khả năng liên kết các bề mặt như gỗ, vải, kim loại, đá, thủy tinh,… Các thành phần của keo cũng rất an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.

IV. Ứng dụng của keo dán công nghiệp
Keo dán công nghiệp có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Đây là loại keo được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất hiện nay. Đối với mỗi loại keo được sản xuất từ thành phần khác nhau sẽ có những ứng dụng khác nhau. Một số loại keo công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay như là: keo dán công nghiệp silicon, keo phun, keo dán ngành xây dựng, keo dán vải công nghiệp, keo dán nội thất,…

Một số ứng dụng của các sản phẩm keo dán công nghiệp hiện nay là:

- Có khả năng kết dính bề mặt vật dụng gỗ.
- Sơn một lớp phủ để bảo vệ các thiết bị máy móc thiết bị hiện đại ở các công ty, xí nghiệp.
- Sơn lót bảo vệ đường dẫn dầu ở các nhà máy sản xuất hóa chất.
- Sơn các thiết bị dụng cụ điện, sơn xe máy, xe đạp, sơn sàn gỗ công nghiệp.
- Liên kết các sản phẩm được tạo thành bằng kính, thủy tinh, gốm sứ.
- Keo dán nhựa cao su, keo dán đá, dán bao bì, kim loại.

Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến các loại keo dán công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về cách lựa chọn cũng như sử dụng keo dán gỗ công nghiệp đúng cách và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

LIÊN HỆ HOTLINE ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ CÁC LOẠI KEO DÁN CÔNG NGHIỆP: 0379911606 (Mr.Thuong) - 0372519579 (Mr. Chung)